Hotline: 1900 1177

Các quốc gia Châu Á ăn Tết Trung Thu như thế nào?

Đánh giá:
  0/5 trong Đánh giá
1,297

Ở các quốc gia Châu Á, Tết Trung Thu được biết đến là một trong những lễ hội lớn và ở mỗi đất nước lại có những nét riêng khác biệt. Ví như Hàn Quốc coi đây là lễ tạ ơn tổ tiên thì Nhật Bản coi đây là lễ ngắm trăng...

Du lịch mùa thu bao giờ cũng là thời điểm lý tưởng để bắt đầu những chuyến tham quan. Bởi lẽ, mùa thu không chỉ với khung cảnh lãng mạn, thời tiết dịu mát mà còn ấn tượng với nhiều lễ hội đặc sắc, đặc biệt nhất là Tết Trung thu.
Nhằm giúp du khách dễ dàng chuẩn bị cho mình chuyến du lịch mùa thu lý tưởng, Du Lịch Việt giới thiệu một vài quốc gia đón Tết Trung thu độc đáo và hấp dẫn.

 

Hàn Quốc ấn tượng với bánh Trung thu hình bán nguyệt

 

Tết Trung Thu tại Hàn Quốc

 

Tết Trung thu ở Hàn Quốc gọi là Chuseok, diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch mang ý nghĩa như Lễ Tạ Ơn. Đây là dịp để gia đình sum họp và bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên. Trong đêm hội, các cô gái Hàn mặc Hanbok thật đẹp, nắm tay nhau thành vòng tròn, nhảy điệu Gang Gang Sul Rae vui tươi. Các chàng trai thì tham gia cuộc thi đấu vật Ssireum sôi động. Đặc biệt hơn hết, nếu Việt Nam xem Trăng tròn là viên mãn, người Hàn Quốc xem Trăng khuyết là lý tưởng. Bởi lẽ “trăng khuyết rồi sẽ tròn” giống như sự nảy nở, sinh sôi. Cũng chính vì vậy, bánh Trung thu truyền thống Hàn Quốc là Songpyeon mang dáng vầng trăng khuyết vô cùng độc đáo.
Nếu du lịch mùa thu Hàn Quốc vào đúng dịp Tết Trung thu, du khách sẽ không chỉ ấn tượng với khung cảnh lá vàng lá đỏ đẹp như tranh mà còn thích thú với không khí lễ hội đặc sắc.

 

Trung thu Nhật Bản mang ý nghĩa “ngắm trăng”

 

Tết Trung Thu ăn bánh gạo thưởng trăng tại Nhật Bản

 

Dù không sử dụng Âm lịch, nhưng tại Nhật Bản, Tết Trung thu vẫn được tổ chức rầm rộ. Tết Trung thu ở Nhật Bản gọi là Otsukimi hay Tsukimi, với ý nghĩa “Ngắm Trăng” nhằm tôn vinh mặt trăng lúc tròn đầy và đẹp nhất. Vào ngày này, người dân Nhật Bản thường bày mâm cỗ bên cửa sổ hoặc hiên nhà hay bất cứ chỗ nào nhìn thấy mặt trăng rõ nhất. Họ cùng nhau thưởng nguyệt, uống trà, ăn bánh bao gạo Tsukimi Dango và ngâm thơ. Bánh Tsukimi Dango, có hình dạng tròn trịa trông giống bánh trôi nước, tượng trưng cho vầng trăng tròn. Đặc biệt, dịp Tết Trung thu, trẻ em Nhật Bản sẽ được ba mẹ sắm cho những chiếc lồng đèn hình cá chép đủ hình dạng sắc màu. Đèn lồng cá chép tượng trưng cho sự cam đảm, dũng cảm, nhất là ở các bé trai.

 

Đài Loan ăn Tết Trung thu với thịt nướng

 

Đêm Trung Thu tại Đài Loan 

 

Cũng giống như Việt Nam, Tết Trung thu tại Đài Loan mang ý nghĩa là Tết Đoàn viên. Ngoài bánh Trung thu, người dân Đài Loạn còn thích thưởng thức các món thịt nướng vào dịp đặc biệt này. Bởi lẽ theo quan niệm của người dân nơi đây, khi cả  nhà cùng nhau sum họp bên bếp than hồng nướng thịt nướng trong dịp Tết Đoàn viên thì thật không có gì đầm ấm và hạnh phúc bằng. Nếu du lịch mùa thu Đài Loan đúng dịp Tết Trung thu, du khách nhất định phải cùng gia đình và bạn bè thưởng thức thịt nướng và bánh trung thu để tận hưởng trọn vẹn bầu không khí đầm ấm, vui tươi của đêm rằm tháng tám.

 

Không khí náo nhiệt Tết Trung thu Hồng Kông

 

Tết Trung Thu rực rỡ tại Hồng Kông

 

Hồng Kông ăn Tết Trung thu trong không khí vô cùng náo nhiệt, chỉ đứng sau Tết Nguyên Đán. Để chuẩn bị cho dịp này, người dân phấn khởi trang hoàng nhà cửa, sắm sửa các loại đèn lồng nhiều kích cỡ để trang trí trong nhà và ngoài hiên, tạo nên những con phố rực rỡ màu sắc. Khách du lịch đến đây có thể tham gia sự kiện múa rồng lửa Tai Hang, ngắm đèn lồng khổng lồ Lee Kum Kee, lễ hội ẩm thực đường phố và các hoạt động đón trăng rằm. Hồng Kông còn có những chiếc bánh trung thu to bằng Pizza với nhiều hương vị và trứng muối làm nhiều du khách thích thú.  Có lẽ vì vậy, du lịch mùa thu Hồng Kông luôn thu hút nhiều du khách tham quan.

 

Trung thu Thái Lan với nghi thức “cúng đào tiên, đón phúc lành”

 

Trung Thu tại Thái Lan

 

Người Thái tổ chức Tết Trung thu vào ngày 15/8 Âm lịch hằng năm với tên gọi là “Lễ Cầu Trăng”. Vào dịp này, tất cả già trẻ gái trai đều cùng nhau tham gia vào nghi thức cúng trăng để cầu nguyện những điều tốt đẹp trước bàn thờ Quan Thế Âm và Bát Tiên. Bàn thờ sẽ bày quả đào và bánh Trung thu bởi theo quan niệm của người Thái, Bát Tiên sẽ giúp họ mang đào đến Cung trăng dâng tặng Quan Âm và các vị thần tiên, đồng thời chứng giám cho những lời ước nguyện của mọi người. Cũng chính vì vậy mà bánh Trung thu ở Thái Lan thường có hình dạng giống như quả đào và nhân bánh sầu riêng là nhân bánh được yêu thích nhất tại đây.

 

Trung Quốc – Trung thu là Tết Đoàn viên

 

Tết Trung Thu tại Trung Quốc

 

Cũng giống như Việt Nam, Tết Trung thu Trung Quốc tổ chức vào ngày 15/8 với nhiều tên gọi Thu Tiết, Bát Nguyệt Hội, Nguyệt Tiết…Người Trung Quốc rất coi trọng việc đoàn viên, sum họp gia đình vào dịp Trung thu. Bánh nướng và bánh dẻo tượng trưng cho sự đoàn viên và viên mãn là hai loại bánh không thể thiếu dịp này. Ngoài ra, người dân Trung Hoa tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi như nghi thức Tế trăng, thả đèn dưới sông, múa rồng lửa để cầu may mắn và thịnh vượng. Du lịch mùa thu Trung Quốc dịp Trung thu, du khách sẽ bắt gặp đèn lồng đỏ treo khắp mọi nơi. Người Trung Hoa thường chuộng đèn lồng đỏ tượng trưng cho sự may mắn vui tươi chứ không đa dạng màu sắc và hình dáng như đèn ông sao, đèn con bướm, đèn cá chép như ở Việt Nam.

 

Du lịch mùa thu Singapore hấp dẫn du khách

 

Tết Trung Thu tại Singapore

 

Tết Trung thu ở Singapore mang đậm màu sắc Tết Trung thu của Trung Quốc và luôn hấp dẫn khách tham quan. Vào lúc này, các khu phố người Hoa, đường Orchard, sông Singapore, vườn Trung Hoa …được trang trí tuyệt đẹp với muôn vàn ánh đèn lồng và những hoạt động đường phố vui nhộn. Singapore cũng có nhiều loại bánh Trung thu khác lạ như bánh dẻo nhân trà xanh, bánh nướng nhân bí đỏ. Người Singapore thường hay dùng bánh Trung thu làm quà để biếu tặng và chúc nhau những lời chúc may mắn dịp Trung thu.

 

Lào và lễ hội Trăng phước lành

 

Người Lào đón Tết Trung thu giản dị nhưng không kém phần vui tươi, đầm ấm. Tết Trung thu nơi đây mang ý nghĩa Trăng phước lành. Vào ngày này, mọi người trong nhà thường sum vầy bên nhau, ăn bánh, uống trà. Nửa đêm là thời điểm lễ hội diễn ra sôi nổi nhất khi trai gái cùng nhau ca hát, nhảy múa thâu đêm.

 

Phong tục thả đèn trời - nét hấp dẫn du lịch mùa thu Campuchia

 

Lễ hội thả đèn trời dịp lễ Trung Thu tại Campuchia

 

Vì theo Phật lịch nên Tết Trung thu ở Campuchia muộn hơn hẳn so với các nước lân cận. Người Campuchia tổ chức Lễ hội trăng rằm vào ngày 15/10 Âm lịch và được gọi là Ok Om Bok mang ý nghĩa vái lạy trăng. Nghi lễ thường tổ chức vào ban đêm với các lễ vật gồm hoa tươi, súp sắn, gạo dẹt và nước mía…Đặc biệt trong đêm hội, người dân thường tổ chức thả đèn gió. Đèn gió bay cao tỏa ánh sáng huyền ảo trên nền trời tạo nên khung cảnh lung linh cho đêm hội. Họ tin rằng đèn bay cao mang theo những lời ước nguyện tốt đẹp của người dân gửi đến thần Mặt trăng.
Nếu dư định làm một chuyến du lịch mùa thu trong năm nay, du khách hãy nhanh chóng lên kế hoạch đi chơi vào đúng dịp Tết Trung thu để chuyến đi thêm vui tươi và ý nghĩa.

 

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG DU LỊCH VIỆT
Top 10 công ty du lịch hàng đầu Việt Nam
Trụ sở chính: 175 Nguyễn Thái Bình, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP.HCM
Điện thoại: (028)7305 6789
Hotline đặt tour du lịch:
Du lịch Âu-Úc-Mỹ: 0938.34.65.88 – 0934.14.65.88
Du lịch trong nước: 0909.189.888 – 0903.933.788
Du lịch Châu Á: 0938.30.44.88 – 0938.79.05.88

Đăng ngày: 01/10/2017