Chùa Bái Đính được biết tới là một trong những địa điểm du lịch tâm linh mà nhiều người lựa chọn trong chuyến hành trình của mình. Khu du lịch Chùa Bái Đính - Tràng An với lịch sử lâu đời hơn 1000 năm tồn tại, phát triển chắc chắn sẽ mang tới cho bạn những trải nghiệm ấn tượng không thể nào quên.
Giới thiệu đôi nét về Chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính là ngôi chùa được mệnh danh lớn nhất khu vực Đông Nam Á, nằm tại địa phận tỉnh Ninh Bình. Mỗi năm, chùa lại mở vào dịp đầu xuân để đón chào các du khách trong, ngoài nước tới đây tham dự.
Chua Binh Dinh tọa lạc tại núi Đính, thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây là địa điểm mà vua Đinh Tiên Hoàng thời xa xưa đã tiến hành lập đàn cầu mưa cách đây hàng ngàn năm. Ngoài ra, vua Quang Trung cũng lựa chọn nơi này để tế cờ, nhằm mục đích cổ vũ và động viên anh em quân sĩ trước khi ra trận đánh tan quân nhà Thanh xâm lược.
Chùa Bái Đính là ngôi chùa lớn nhất khu vực Đông Nam Á
Ngôi chùa này được biết tới là một quần thể di tích thuộc loại lớn nhất tại nước ta. Vào năm 2010, nơi đây đã được xác lập vào kỷ lục của Việt Nam và châu Á vì có tượng phật làm bằng chất liệu đồng dát vàng thuộc loại lớn nhất. Khi tham gia vào chuyến tour du lịch Chùa Bái Đính bạn sẽ được khám phá bức tượng nguy nga, tráng lệ này.
Vị trí mà Chùa Bái Đính tọa lạc nằm ngay tại quốc lộ 38B, cửa ngõ phía tây của cố đô Hoa Lư, cách trung tâm Hà Nội 95km và cách thành phố Ninh Bình 15km. Từ khi thành lập cho tới nay, ngôi chùa này đã đạt được rất nhiều kỷ lục có thể kể tới như sở hữu 2 quả chuông lớn nhất Đông Nam Á, tượng phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, khu chùa rộng nhất Việt Nam, chùa có giếng lớn nhất Việt Nam…
Lịch sử hình thành của Chùa Bái Đính
Trước khi tham gia vào chuyến du lịch Chùa Bái Đính, chúng ta cũng cần tìm hiểu đôi nét về lịch sử hình thành của nơi đây. Cách đây 1000 năm, có 3 triều đại cùng nhau ra đời tại Ninh Bình gồm có nhà Đinh, nhà Tiền Lê, nhà Lý.
Các triều đại này đều có điểm chung đó là quan tâm nhiều tới Phật Giáo và coi đây là quốc giáo tại Việt Nam. Vì thế, đây cũng là lý do vì sao mà ở Ninh Bình xuất hiện khá nhiều các ngôi chùa cổ, trong đó nổi tiếng nhất là chùa Bái Đính nằm tại dãy núi Tràng An.
Lịch sử hình thành chùa Bái Đính
Vào năm 2003, quần thể chùa đã được xây dựng gồm có 1 khu chùa mới và 1 khu chùa cổ. Vị trí của chùa nằm ngay giữa thung lũng của núi đá và hồ, đây là cửa ngõ phía tây của cố đô Hoa Lư. Xét về mặt kiến trúc, nơi đây được xây dựng vô cùng đồ sộ, hoành tráng. Tuy nhiên, nó vẫn mang đậm bản sắc dân tộc phù hợp với sự tò mò, thị hiếu của người Việt Nam.
Lễ hội Chùa Bái Đính có gì đặc biệt?
Khi du lich chua Bai Dinh vào dịp lễ hội thường tổ chức vào ngay buổi chiều mùng 1 tết. THời gian khai mạc bắt đầu từ mùng 6 tết, kéo dài tới tận cuối tháng 3. Đây cũng là lễ hội mở đầu cho tất cả các lễ hội khác tại cố đô Hoa Lư.
Theo tục lệ, lễ hội chùa Bái Đính sẽ được diễn ra gồm có 2 phần cơ bản sau đây:
Phần lễ
Phần này thường gồm nghi thức tiến hành dâng hương nhằm mục đích tưởng nhớ tới công ơn ở Thánh Nguyễn Minh Không, chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn và lễ tế thần Cao Sơn. Lễ hội sẽ bắt đầu với nghi thức thực hiện rước kiệu đem bài vị của Đúc Thánh Nguyễn, Thần Cao Sơn, Bà chúa Thượng Ngàn từ khu chùa cổ ra tới khu chùa mới.
Phần hội
Đây sẽ là phần hấp dẫn nhất trong tour chua Bai Dinh khiến nhiều du khách cảm thấy thích thú. Phần hội thường diễn ra các trò chơi dân gian, các chương trình nghệ thuật như hát xẩm, chèo, ca trù, thăm thú cảnh chùa, các hang động. Đối với các tiết mục biểu diễn ra sẽ nhà hát chèo tại Ninh Bình thực hiện nhằm mục đích tái hiện lại lễ đăng đàn của vua Đinh Tiên Hoàng, lễ tế cờ của vua Quang Trung thời xưa.
Điểm ấn tượng của lễ hội chùa Bái Đính
Tham gia nghi lễ cầu nguyện có sự tham gia của các tăng ni, phật tử cùng với các vị đại biểu nhằm mục đích cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, đất nước no ấm, phát triển.
Cùng với việc sở hữu một không gian rộng rãi, lớn nhất tại Việt Nam có thể nói lễ hội Chua Bai Dinh luôn được đánh giá là sự kiện thu hút rất đông sự chú ý, tham gia của đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, vì có các điển tích xưa gắn liền với sự kiện của nhiều vị vua trong sử sách như Đinh Tiên Hoàng, lê Thánh Tông, Quang Trung kết hợp với tín ngưỡng thờ bà chúa Thượng Ngàn, Thần Cao Sơn, thờ Thánh Nguyễn mà lễ hội được sự sùng bái vô cùng tự nhiên từ đông đảo những người theo đạo Phật. Khi tham gia vào lễ hội này vào dịp đầu năm, chắc chắn sẽ mang tới cho bạn những trải nghiệm không thể nào quên.
Đăng ngày: 29/07/2019