Du lịch Châu Á - Du lịch Lào - Đông Bắc Thái 5 ngày khám phá Lễ hội That Luang 2017. Du Lịch Lào - Đông Bắc Thái - Là một trong những lễ hội Phật giáo và cũng là lễ hội quốc gia lớn nhất năm được tổ chức tại Pha That Luang Lào. Pha That Luang là một biểu tượng quốc gia với lối kiến trúc mang đậm nét văn hóa và bản sắc dân tộc Lào. lễ hội diễn ra suốt một tuần trăng tròn vào trung tuần tháng 12 Phật lịch và kết thúc vào đúng ngày rằm tháng 12. Trong những ngày lễ hội, các ngả đường vào Pha That Luang lung linh ánh nến, ánh đèn và ngay chính Pha That Luang cũng được thắp thêm đèn, kết thêm hoa trên các đài tháp, hòa cùng ánh trăng mờ ảo tạo thành một không gian huyền diệu, linh thiêng…
ĐI TÌM Ý NGHĨA LỄ HỘI
Nằm tại thủ đô Vientiane, Pha That Luang là một ngôi bảo tháp linh thiêng và đẹp nhất của đất nước “Triệu Voi”, với ngọn tháp trung tâm cao 45m vươn cao giữa trời xanh mang dáng vẻ uy nghi, bao quanh là 30 ngọn tháp nhỏ biểu trưng cho 30 năm tu hành của Đức Phật Thích ca. Tương truyền Pha That Luang được xây dựng vào năm 236 Phật lịch (thế kỷ III TCN). Theo sử liệu ngôi đền này đã được vua Setthathirat xây dựng năm 1566 sau khi dời đô từ Luang Prabang về Vientiane, trên nền phế tích một ngôi đền Ấn Độ xây dựng từ thế kỷ XIII. Ngôi đền này đã từng bị người Thái phá hủy vào thế kỷ XIX và sau đó được khôi phục theo nguyên trạng. Trong ngôn ngữ Lào “That Luang” có nghĩa là “Tháp Lớn”.
Nằm tại thủ đô Vientiane, Pha That Luang là một ngôi bảo tháp linh thiêng và đẹp nhất của đất nước “Triệu Voi”, với ngọn tháp trung tâm cao 45m vươn cao giữa trời xanh mang dáng vẻ uy nghi, bao quanh là 30 ngọn tháp nhỏ biểu trưng cho 30 năm tu hành của Đức Phật Thích ca. Tương truyền Pha That Luang được xây dựng vào năm 236 Phật lịch (thế kỷ III TCN). Theo sử liệu ngôi đền này đã được vua Setthathirat xây dựng năm 1566 sau khi dời đô từ Luang Prabang về Vientiane, trên nền phế tích một ngôi đền Ấn Độ xây dựng từ thế kỷ XIII. Ngôi đền này đã từng bị người Thái phá hủy vào thế kỷ XIX và sau đó được khôi phục theo nguyên trạng. Trong ngôn ngữ Lào “That Luang” có nghĩa là “Tháp Lớn”.
Pha That Luang là một biểu tượng quốc gia với lối kiến trúc mang đậm nét văn hóa và bản sắc dân tộc Lào. Tại đây, hàng năm diễn ra một sự kiện có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt tín ngưỡng, mà cả về mặt văn hóa và lịch sử, được người dân trong nước cũng như kiều bào ở hải ngoại hào hứng đón chờ, đó là Boun That Luang - lễ hội diễn ra suốt một tuần trăng tròn vào trung tuần tháng 12 Phật lịch và kết thúc vào đúng ngày rằm tháng 12. Trong những ngày lễ hội, các ngả đường vào Pha That Luang lung linh ánh nến, ánh đèn và ngay chính Pha That Luang cũng được thắp thêm đèn, kết thêm hoa trên các đài tháp, hòa cùng ánh trăng mờ ảo tạo thành một không gian huyền diệu, linh thiêng…
Tuy Boun That Luang diễn ra đến một tuần nhưng thực tế chính hội với phần lễ nhằm mục đích cầu an, cầu phước cho hết thảy mọi người chỉ bắt đầu từ chiều ngày 13/12 với lễ rước Phasat Pheung (kiệu tháp) và kéo dài liên tục cho đến hết ngày 15/12 với lễ Taak Baat (khất thực). Bên cạnh phần lễ còn có phần hội kéo dài đến một tuần chủ yếu là các hoạt động vui chơi, giải trí dưới nhiều hình thức, đặc biệt Boun That Luang cũng là thời điểm diễn ra một Hội chợ triển lãm mang tầm vóc quốc tế.
Theo thông lệ, lễ rước Phasat Pheung sẽ xuất phát tại chùa Si Muang, ngôi chùa Mẹ được xem là linh thiêng nhất của đất nước Lào. Trong vài năm gần đây, địa điểm xuất phát còn được mở rộng đến một số chùa tại Vientiane như chùa In Peng, chùa Ong Teu Mahawihan. Lễ rước Phasat Pheung là một trong những nét chính của phần lễ That Luang, diễn ra từ chiều 13/12 với việc rước các mô hình kiến trúc đền thờ (Phasat Pheung) từ điểm xuất phát về đích cuối là Pha That Luang vào sáng hôm sau. Theo tục lệ, mỗi gia đình, bản hoặc một nhóm người chung nhau dâng cúng một kiệu tháp, được trang trí nhiều hoa làm từ sáp ong có màu vàng rực rỡ, trên chóp có các tua dây kết hoa hoặc tiền bạc…
Ngay từ sáng tinh mơ ngày 14/12 khi vầng Thái dương còn chưa xuất hiện, hàng vạn người dân Lào từ khắp mọi miền đất nước, những cư dân ở vùng Đông Bắc Thái Lan cùng du khách bốn phương như một dòng thác tuôn đổ về Pha That Luang. Lúc này các đám rước Phasat Pheung với sự tham gia của đông đảo các nhà sư, các quan chức chính phủ, trưởng bản, trưởng huyện cùng người dân địa phương cũng đang dần tiến về Pha That Luang. Khi các đoàn rước về đến đây, họ sẽ cùng kiệu tháp đi vòng quanh Pha That Luang ba vòng trước khi dừng lại ở hậu sảnh dâng lễ vật và được sư thầy tiếp nhận với nghi thức trang nghiêm, thành kính.
Sáng ngày 15/12 sẽ diễn ra nghi lễ khất thực (Taak Baat), mọi người sẽ dâng tặng lễ vật cho các nhà sư như một sự tích đức cho kiếp sau của mình. Vào dịp này, các nhà sư trên khắp nước Lào sẽ về đây, kê bàn ngồi dọc hai bên đường vào Pha That Luang để nhận sự dâng cúng của các Phật tử - lễ vật gồm bánh, kẹo, xôi… và cả tiền mặt. Vào dịp Taak Baat trong Boun That Luang năm 2013, đã có khoảng 6.000 nhà sư cùng đông đảo quan chức chính phủ và đại diện các quốc gia ASEAN tham dự lễ thức này.
Tối ngày 15/12 là đêm cuối của Boun That Luang, sẽ diễn ra lễ rước nến tôn vinh Đức Phật. Những người tham dự cầm ngọn nến sáng trên tay, đi vòng 3 lần quanh thảm cỏ trong khuôn viên Pha That Luang, biến một khu vực vốn ẩn chứa nhiều huyền bí linh thiêng của đất nước “Triệu Voi” thành một không gian lung linh huyền ảo. Người Lào tin rằng, những ai đi một vòng quanh Pha That Luang, sẽ được sống lâu hơn đến 30 năm…