Du lịch chùa Thầy - chùa Tây Phương đầu năm khởi hành từ Hà Nội, du khách sẽ cùng ghé thăm 2 ngôi chùa nổi tiếng nhất nhì tại Hà Nội. Chùa Thầy và chùa Tây Phương là 2 ngôi chùa vừa có giá trị văn hóa, lịch sử vô cùng lớn lại là 2 điểm tham quan du lịch có nét đẹp riêng của Hà Nội.
Du lịch chùa Thầy - chùa Tây Phương đầu năm khởi hành từ Hà Nội, du khách sẽ cùng ghé thăm 2 ngôi chùa nổi tiếng nhất nhì tại Hà Nội. Chùa Thầy và chùa Tây Phương là 2 ngôi chùa vừa có giá trị văn hóa, lịch sử vô cùng lớn lại là 2 điểm tham quan du lịch có nét đẹp riêng của Hà Nội.
Chùa Thầy còn gọi là chùa Cả, tên chữ là: "Thiên Phúc Tự" thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây (cũ), nay là Hà Nội. Núi Sài Sơn có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy. Tương truyền chùa được xây dựng từ thời nhà Lý. Đây là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, người có công lớn trong việc dạy học, chữa bệnh cho dân và sáng lập ra bộ môn múa rối nước.
Chùa Thầy còn gọi là chùa Cả, tên chữ là: "Thiên Phúc Tự" thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây (cũ), nay là Hà Nội. Núi Sài Sơn có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy. Tương truyền chùa được xây dựng từ thời nhà Lý. Đây là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, người có công lớn trong việc dạy học, chữa bệnh cho dân và sáng lập ra bộ môn múa rối nước.
Chùa Thầy Hà Nội
Chùa Thầy có ba tòa nằm song song với nhau, toà ngoài gọi là nhà tiền tế hay chùa Hạ. Toà giữa là trung điện hay chùa Trung, toà trong cùng là thượng điện, thờ các hóa thân của thiền sư Từ Đạo Hạnh, diễn tả ba "kiếp" của Từ Đạo Hạnh: Tăng, Phật và Đế vương. Phía sau chùa có lầu chuông, lầu trống. Phía trước chùa là sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu.
Rời chùa Thầy, du khách sẽ ghé thăm chùa Tây Phương. Chùa Tây Phương còn có tên chữ là Sùng Phúc tự, nằm trên ngọn núi Tây Phương thuộc thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, cách trung tâm Hà Nội 40km về hướng Tây Bắc. Chùa được xây dựng khoảng thể kỷ 8 và được coi là chùa cổ thứ hai sau chùa Dâu ở Bắc Ninh. Hội chùa Tây Phương diễn ra từ ngày mùng 6 đến mùng 10/3 âm lịch.
Không chỉ nổi bật với kiến trúc độc đáo, chùa Tây Phương còn là nơi tập trung những tác phẩm đặc sắc của nghệ thuật điêu khắc tôn giáo bao gồm chạm trổ, phù điêu và tạc tượng. Hầu hết các đầu bẩy, các bức cổn, xà nách, ván long... làm bằng gỗ trong chùa đều được bàn tay của các nghệ nhân chạm trổ những hình ảnh quen thuộc của dân tộc Việt Nam như: hình lá dâu, lá đề, hoa sen, hoa cúc, rồng, phượng, hổ phù... Tác giả của những tác phẩm điêu khắc tinh xảo này chính là các nghệ nhân làng mộc trong vùng Tổng Nủa, làng truyền thống Chàng Sơn – làng mộc nổi tiếng nhất xứ Đoài thời bấy giờ.
Chùa Tây Phương
Điểm nổi bật nhất ở chùa Tây Phương là các bộ tượng. Trong chùa có hơn 70 pho tượng cùng với các bức phù điêu, chủ yếu được tạc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng, như các bộ tượng Tam Thế Phật, bộ tượng Di Đà Tam Tôn, tượng Tuyết Sơn, tượng Bồ tát Di Lặc, tượng Bồ tát Văn Thù, tượng Bồ tát Phổ Hiền, ... Nhiều pho được tạc cao hơn người thật như 8 pho tượng Kim Cương và Hộ Pháp, cao chừng 3 m, trang nghiêm phúc hậu. Phần lớn các tượng này đều được coi là có niên đại cuối thế kỷ 18. Một số tượng khác được tạc vào giữa thế kỷ 19.
Đặt tour du lịch chùa Thầy, chùa Tây Phương cùng Du lịch Việt HN để khám phá nào!
Nguồn: Du Lịch Việt