Hotline: 1900 1177

Tục đưa, rước ông bà ngày tết ở Miền Nam

Đánh giá:
  3.55/5 trong 5 Đánh giá
4,411
“Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn, Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu “ hay “Con người có tổ có tông như cây có cội như sông có nguồn”. Thờ cúng ông bà tổ tiên đã có trong phong tục tập quán của người Việt Nam từ bao đời nay. Đây đã trở thành phong tục truyền thống tốt đẹp được các thể hệ nối tiếp nhau gìn giữ tỏ lòng biết ơn đối với ông bà tổ tiên những bậc sinh thành đã có công dưỡng dục và dạy dỗ ta nên người. Đây cũng là cách giáo dục cho các thế hệ tiếp theo về đạo lý chữ hiếu và lòng biết ơn cội nguồn. Chính vì vậy , dù giàu hay nghèo thì mỗi gia đình đều phải có bàn thờ để thờ cúng ông bà tổ tiên
Tục đưa, rước ông bà ngày tết ở Miền Nam“Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn, Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu “ hay “Con người có tổ có tông như cây có cội như sông có nguồn”. Thờ cúng ông bà tổ tiên đã có trong phong tục tập quán của người Việt Nam từ bao đời nay. Đây đã trở thành phong tục truyền thống tốt đẹp được các thể hệ nối tiếp nhau gìn giữ tỏ lòng biết ơn đối với ông bà tổ tiên những bậc sinh thành đã có công dưỡng dục và dạy dỗ ta nên người. Đây cũng là cách giáo dục cho các thế hệ tiếp theo về đạo lý chữ hiếu và lòng biết ơn cội nguồn. Chính vì vậy , dù giàu hay nghèo thì mỗi gia đình đều phải có bàn thờ để thờ cúng ông bà tổ tiên.
 
Tết đối với người miền Tây Nam Bộ là một ngày trọng đại, từ ngàn xưa đã có những nét văn hóa ngày tết và cho đến ngày vẫn còn tồn tại và cần được duy trì. Mân ngũ quả bên cành mai,  câu đối đỏ, bức tranh tết, bánh tét,… Tạo nên khung cảnh ấm ám của mọi gia đinh khi tết đến xuân về. Trong mọi gia đình của người Miền Nam luôn có một bàn thờ tổ tiên ông bà. Bàn thờ được đặt trang trọng giữa phòng thờ, hơi cao một chút trên có di ảnh của người đã khuất.
Ngày tết trên bàn thờ được trang hoàng thật đẹp với các loại bông hoa rực rỡ, ngoài các loại thức ăn cúng ông bà tổ tiên nhật thiết phải trưng mâm ngũ quả thể hiện đạo lý nhớ về cội nguồn ăn trái nhớ kẻ trông cây. Trong quan niệm dân gian, mặc dù ông bà đã mất nhưng linh hồn vẫn còn sống luôn phù hộ cho con cháu mạnh khỏe , làm anh phát đạt. Người Việt tin rằng con người có linh hồn nên khi chết đi thì dù thể xác có mất đi nhưng linh hồn thì bất diệt và giữa họ và tổ tiên vẫn giữ mối quan hệ như lúc còn sống và vẫn có thể rước ông bà vể với con cháu mỗi dịp gia đình có công việc.

Vào nhưng ngày tết cũng thế. Tết là dịp để gia đinh sum họp và báo cáo với ông bà tổ tiên về công việc trong suốt một năm qua nên phải “thỉnh” ông bà về cùng ăn tết với con cháu. Vào chiều ngày 30 tết, khi mọi công đoạn dọn dẹp chuẩn bị đón tết gần như hoàn thành , trên bàn thờ mâm ngũ quả đã được bày biện đẹp mắt thì đồng thời mỗi nhà bày biện một mâm cơm cho lễ rước, mâm cơm cúng thường có các sản vật ngày tết: con gà luộc, thịt kho, khổ qua hầm,… Tùy theo điều kiện của từng gia đình mà bày biện sao cho đẹp mắt, nhưng quan trọng nhất ở lòng thành kính để rước ông bà về sum họp cùng con cháu đón giao thừa và lưu lại dương gian trong ba ngày tết.
 Tục đưa, rước ông bà ngày tết ở Miền Nam
Ngày nay, một số gia đình vẫn giữ được tục rước ông bà của người nam bộ xưa rất cầu kỳ. Sau khi dọn mâm cổ lên bàn thờ, người chủ nhà phải mặc áo dài, khăn đón kính cẩn hai tay bưng khau lể có trầu,rượu ra tận cổng để mời tổ tiên vào nhà, người chủ nhà bắt đầu dâng hương, rót rượu mời tổ tiên và báo cáo ngày hôm sau là ngày Nguyên Đán mời ông bà về cùng vui với con cháu. Chiều ngày 30, sau khi rước tổ tiên về vui tết thì con cháu phải xem như tổ tiên hiện đang ở trong nhà, trên bàn thờ lúc nào cũng có trà,nước, đèn nhang nghi ngút. Việc cúng kiếng đèn nhang tổ tiên trong mấy ngày tết thể hiện hiếu đạo của con cháu đồng thời cũng có ý nghĩa cầu mong tổ tiên phù hộ cho con cháu được bình an, phát đạt suốt năm. Sáng sớm ngày mùng 1 cháu con phải áo khăn tề chỉnh dâng cúng ông bà, tổ tiền hương, hoa,kẹo,mứt,… Con cháu từ lớn tới nhỏ từ già đến trẻ đều phải lạy tất cả bàn thờ gọi là mừng tuổi ông bà. Các ngày tiếp theo, mỗi ngày đều có cúng cơm ngày ba bữa và đèn nhang phải thắp suốt mấy ngày tết. Lễ cũng gia tiên trong ngày tết hoàn thành khi làm lễ tiễn ông bà vào chiều ngày mùng 3 tết. Cũng như ngày rước ông bà về, ngày này con cháu dù đang vui chơi ở đâu cũng tề tựu đông đủ để làm lễ đưa ông bà về trời
 
Phong tục thờ cúng ông bà tổ tiên đã ghi dấu ân trong lòng mỗi người con Miền Nam, tục đưa rước ông bà làm cho những người con trong gia đình trở nên gần gũi và gắn bó hơn, con cháu cũng hiểu được đạo nghĩa mà ông bà cha mẹ đã góp công gìn giữ lưu truyền đời đời kiếp kiếp và không bao giờ quên được công ơn dưỡng dục của các bậc sinh thành. Điều này góp phần làm cho gia đinh và xã hội tốt đẹp hơn.

Đăng ngày: 22/12/2016

Notice