Hotline: 1900 1177

Nhà Bạch Công Tử - Điểm đến du lịch lịch sử hấp dẫn tại Tiền Giang

Đánh giá:
  3.27/5 trong 3 Đánh giá
3,021

Nhà Bạch Công Tử Tiền Giang, một di tích lịch sử với nhiều câu chuyện độc đáo mang đậm giá trị văn hóa. Khi thăm quan ngôi nhà lâu dài này, du khách sẽ cảm nhận như mình đang đi ngược thời gian, kết nối quá khứ và hiện tại.

Nằm dọc theo bờ sông Tiền thơ mộng, Tiền Giang là một vùng đất đặc trưng của văn hóa sông nước miền Tây Nam Bộ với những ngôi nhà cổ truyền thống quen thuộc, mang đến cho du khách những trải nghiệm mới lạ khi khám phá vùng miền Tây. Đặc biệt, không thể không nhắc đến Ngôi nhà Bạch Công Tử Tiền Giang, một di tích lịch sử với nhiều câu chuyện độc đáo mang đậm giá trị văn hóa. Khi thăm quan ngôi nhà lâu dài này, du khách du lịch Tiền Giang sẽ cảm nhận như mình đang đi ngược thời gian, kết nối quá khứ và hiện tại. Hãy cùng Du Lịch Việt bắt đầu hành trình tham quan di tích đặc biệt này nhé.

Nhà Bạch Công Tử - Điểm đến du lịch lịch sử hấp dẫn tại Tiền Giang

Nhà Bạch Công Tử - Điểm đến du lịch lịch sử hấp dẫn tại Tiền Giang

Nhà Bạch Công Tử - Điểm đến du lịch lịch sử hấp dẫn tại Tiền Giang

Đôi nét về nhà Bạch Công Tử Tiền Giang

Ngôi nhà Bạch Công Tử đã được xây dựng từ 1925 đến 1926 trên một khu đất rộng hơn 4000 m2 với tổng diện tích của khu di tích là 322 m2. Tại làng Mỹ Chánh, quận Kiến Hưng, tỉnh Định Tường, ngày nay đã trở thành số 62 Đinh Bộ Lĩnh, phường 3, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Ngôi nhà này được xây dựng theo phong cách kiến trúc phương Tây đặc trưng của những gia đình giàu có vào đầu thế kỷ 20, với việc sử dụng các cây cột lớn, mái lợp và kèo bằng gỗ quý, tạo nên lối kiến trúc vô cùng độc đáo.

Cách di chuyển đến nhà Bạch Công Tử Tiền Giang

Để đến được khu di tích nhà Bạch Công Tử từ trung tâm thành phố Mỹ Tho, du khách có thể đi về hướng đường Nguyễn Thị Thập hoặc theo quốc lộ 60. Khi đến vòng xuyến, tiếp tục di chuyển thẳng vào đường Nguyễn Trãi. Tại vòng xoay cây kẹo, du khách hãy rẽ phải vào đường Hùng Vương, sau đó rẽ trái vào Thủ Khoa Huân. Chỉ cần đi qua cầu quay khoảng 400 m, du khách đi tour Tiền Giang sẽ dễ dàng nhìn thấy khu di tích nằm bên tay trái. Quãng đường này dài khoảng 4,3 km và mất từ 5 đến 10 phút di chuyển.

Nhà Bạch Công Tử - Nơi lưu giữ dấu ấn của vị công tử "chịu chơi" nhất thế kỷ 20

Tìm hiểu về gia thế của Bạch Công Tử

Trong thời kỳ đầu thế kỷ 20, ông Lê Công Phước, con trai thứ tư của Đốc phủ Lê Công Sủng, nức tiếng gần xa là "ông hoàng ăn chơi" nổi tiếng Nam kỳ lục tỉnh lúc bấy giới. Với biệt danh "Bạch công tử" được gắn liền với ông, nhằm phân biệt với "Hắc công tử" Trần Trinh Huy, hay Công tử Bạc Liêu.

Theo người xưa kể lại, Bạch công tử sở hữu vẻ ngoại hình thư sinh, có làn da trắng, và phong thái đĩnh đạc, ung dung. Ông lớn lên trong nhung lụa và được chăm sóc chiều chuộng từ nhỏ. Một lần, khi Đốc phủ sang Pháp tham gia hội chợ, ông đã đưa Bạch công tử theo hy vọng rằng con trai sẽ tiếp thu được kiến thức và văn hóa phương Tây, làm tăng vẻ uy quyền của gia đình.

Năm 1909, ông Phước quyết định sang Pháp để du học và đổi tên mới là George Phước. Không ngờ, hành trình này đã làm thay đổi cuộc sống của Bạch Công Tử, mở ra thời kỳ lạc lõng và ăn chơi. George Phước hoàn toàn đắm chìm vào cuộc sống ở phương Tây, mê mẩn với lối sống ngoại vi đầy thú vị. Khi trở về quê nhà, Bạch Công Tử đã xây dựng ngôi nhà của mình theo lối kiến trúc sang trọng, độc đáo, một phong cách chỉ có ở các gia đình quý tộc ở châu Âu vào tại thời điểm đó.

Câu chuyện về gánh hát Huỳnh Ký nổi tiếng

Với đam mê sân khấu cải lương, vào năm 1926, Bạch Công Tử hợp tác với Nguyễn Ngọc Cương (còn được biết đến là thân phụ của nghệ sĩ Kim Cương) để thành lập gánh hát Phước Cương. Đây là một sân khấu có quy mô lớn nhất ở Nam Kỳ trong thời kỳ đó, quy tụ nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Năm Phỉ, Tám Danh, Tám Mẹo... Tuy nhiên, sau một năm hoạt động, gánh hát này đã phải tan rã.

Vào giai đoạn năm 1929, Bạch Công Tử cho sự xây dựng rạp cải lương và thành lập gánh hát Huỳnh Kỳ. Đây là một sân khấu thay thế cho Phước Cương, gánh hát Huỳnh Kỳ thu hút nhiều đào kép nổi tiếng như: Phùng Há, Ba Vân, Tám Du, Năm Phỉ, Năm Thiện, Năm Kiệt, Ba Thâu, Ba Đồng, Chín Móm, Hai Sự, Hai Nữ, Tư Bé, Tư Hélènne...Trong số đó, cô đào nổi tiếng Phùng Há là vợ của Bạch Công Tử. Rạp hát được xây dựng gần ngôi nhà của ông.

Một gian nhà Bạch Công Tử treo bức tranh hánh hát Huỳnh Ký nổi tiếng

Một gian nhà Bạch Công Tử treo bức tranh hánh hát Huỳnh Ký nổi tiếng

Sau một thời gian, rạp hát bắt đầu trải qua thời kỳ suy tàn và chịu lỗ đến nỗi buộc phải bán thanh lý cho người khác. Bạch Công Tử cũng trải qua giai đoạn khó khăn, mất nhiều tài sản bao gồm cả căn nhà phải bán để trả nợ. Ông dần trở nên khốn khổ và lao vào con đường nghiện ngập, cuối cùng ông qua đời. Trong những giây phút cuối cùng, Bạch Công Tử trở nên trắng tay, không còn chút tài sản nào. Thi hài ông được người quen mang về để an táng trên mảnh đất mà trước kia thuộc về Bạch Công Tử, nhưng giờ đã sang tay sang chủ mới.

Khám phá lối kiến trúc phương Tây tại nhà Bạch Công Tử

Nếu du khách yêu thích lối kiến trúc sang trọng của Châu Âu, thì ngôi nhà của Bạch Công Tử tại hứa hẹn sẽ làm du khách đi tour du lịch Tiền Giang say đắm với sự chịu chơi của vị công tử nổi tiếng này.

Đầu tiên, hãy nhìn vào vẻ ngoại hình của ngôi nhà. Với sắc vàng nhạt tinh tế, ngôi nhà được xây dựng với cột bê tông cốt thép và sàn được lát gạch thẻ kích thước 20 cm x 7 cm x 15 cm, được ốp đá kiểu da quy. Mái nhà được thiết kế với ngói vảy cá, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ với 8 bờ mái được trang trí hình tupa. Điều đặc biệt là mỗi bức mái đều được trang trí với hình bồ câu được tạo bằng xi măng. Hệ thống cột bê tông âm tường được sử dụng để hỗ trợ mái nhà, tạo nên một công trình kiến trúc vô cùng ấn tượng và lôi cuốn.

Về cấu trúc bên trong ngôi nhà, nền nhà của Bạch Công Tử được xây cao 40 cm so với mặt đất và được lát gạch bông kích thước 20 cm x 20 cm. Với lớp tường dày, việc trùng tu cho ngôi nhà không tốn nhiều thời gian. Điều đặc biệt ở ngôi nhà là hệ thống kèo, xiên và trích, toàn bộ được chế tác từ gỗ quý. Đầu cột còn được ốp hoa văn đắp nổi, tạo nên một diện mạo thanh lịch và sang trọng.

Ngoài ra, điểm độc đáo nhất của ngôi nhà là các vòm cửa chính và các vòm cửa bên trái, phải. Các vòm này được chạm nổi với hình ảnh như rồng, phượng, chim, thú, và các hoa lá tinh tế, tạo nên những điểm nhấn nghệ thuật trên bức tranh kiến trúc của ngôi nhà.

Mặc dù đã tồn tại gần 100 năm, ngôi nhà của Bạch Công Tử vẫn giữ được vẻ đẹp xưa, từng chi tiết nhỏ như khung ảnh gánh hát Huỳnh Ký năm 1926 vẫn được treo trong một gian nhà. Đây thực sự là một công trình kiến trúc cổ điển độc đáo tại thành phố Mỹ Tho, nơi mà du khách không nên bỏ qua khi thăm vùng đất Đồng bằng sông Cửu Long này.

Những ngôi nhà cổ tại Tiền Giang mang vẻ đẹp vượt qua thời gian, luôn là điểm dừng chân hấp dẫn trong hành trình khám phá vùng miền Tây sông nước. Đừng quên lưu lại địa điểm nhà Bạch Công Tử trong cẩm nang du lịch của mình nhé. Hy vọng qua bài viết trên của Công ty du lịch Du Lịch Việt sẽ hữu ích cho du khách trong chuyến du lịch Tiền Giang sắp tới. Ngoài ra, khi đã đặt chân đến đây thì đừng quên thưởng thức những món ngon đặc trưng của Tiền Giang để có một chuyến đi thêm phần trọn vẹn.

Đăng ngày: 21/12/2023

TOUR LIÊN QUAN