Hotline: 1900 1177

Du lịch Hà Nội du xuân chùa Thầy - chùa Tây Phương khởi hành từ Hà Nội

Mã tour: 13174 Thời gian: 1 ngày 0 đêm Khởi hành: Liên hệ
Vận Chuyển: Xe du lịch Xuất phát: Từ Hà Nội
Điểm nhấn hành trình

Du lịch chùa Thầy - chùa Tây Phương đầu năm khởi hành từ Hà Nội, du khách sẽ cùng ghé thăm 2 ngôi chùa nổi tiếng nhất nhì tại Hà Nội. Chùa Thầy và chùa Tây Phương là 2 ngôi chùa vừa có giá trị văn hóa, lịch sử vô cùng lớn lại là 2 điểm tham quan du lịch có nét đẹp riêng của Hà Nội.

Du lịch chùa Thầy - chùa Tây Phương đầu năm khởi hành từ Hà Nội, du khách sẽ cùng ghé thăm 2 ngôi chùa nổi tiếng nhất nhì tại Hà Nội. Chùa Thầy và chùa Tây Phương là 2 ngôi chùa vừa có giá trị văn hóa, lịch sử vô cùng lớn lại là 2 điểm tham quan du lịch có nét đẹp riêng của Hà Nội.

Chùa Thầy còn gọi là chùa Cả, tên chữ là: "Thiên Phúc Tự" thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây (cũ), nay là Hà Nội. Núi Sài Sơn có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy. Tương truyền chùa được xây dựng từ thời nhà Lý. Đây là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, người có công lớn trong việc dạy học, chữa bệnh cho dân và sáng lập ra bộ môn múa rối nước.



Chùa Thầy Hà Nội

Chùa Thầy có ba tòa nằm song song với nhau, toà ngoài gọi là nhà tiền tế hay chùa Hạ. Toà giữa là trung điện hay chùa Trung, toà trong cùng là thượng điện, thờ các hóa thân của thiền sư Từ Đạo Hạnh, diễn tả ba "kiếp" của Từ Đạo Hạnh: Tăng, Phật và Đế vương. Phía sau chùa có lầu chuông, lầu trống. Phía trước chùa là sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu.

Rời chùa Thầy, du khách sẽ ghé thăm chùa Tây Phương. Chùa Tây Phương còn có tên chữ là Sùng Phúc tự, nằm trên ngọn núi Tây Phương thuộc thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, cách trung tâm Hà Nội 40km về hướng Tây Bắc. Chùa được xây dựng khoảng thể kỷ 8 và được coi là chùa cổ thứ hai sau chùa Dâu ở Bắc Ninh. Hội chùa Tây Phương diễn ra từ ngày mùng 6 đến mùng 10/3 âm lịch.

Không chỉ nổi bật với kiến trúc độc đáo, chùa Tây Phương còn là nơi tập trung những tác phẩm đặc sắc của nghệ thuật điêu khắc tôn giáo bao gồm chạm trổ, phù điêu và tạc tượng. Hầu hết các đầu bẩy, các bức cổn, xà nách, ván long... làm bằng gỗ trong chùa đều được bàn tay của các nghệ nhân chạm trổ những hình ảnh quen thuộc của dân tộc Việt Nam như: hình lá dâu, lá đề, hoa sen, hoa cúc, rồng, phượng, hổ phù... Tác giả của những tác phẩm điêu khắc tinh xảo này chính là các nghệ nhân làng mộc trong vùng Tổng Nủa, làng truyền thống Chàng Sơn – làng mộc nổi tiếng nhất xứ Đoài thời bấy giờ.



Chùa Tây Phương

Điểm nổi bật nhất ở chùa Tây Phương là các bộ tượng. Trong chùa có hơn 70 pho tượng cùng với các bức phù điêu, chủ yếu được tạc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng, như các bộ tượng Tam Thế Phật, bộ tượng Di Đà Tam Tôn, tượng Tuyết Sơn, tượng Bồ tát Di Lặc, tượng Bồ tát Văn Thù, tượng Bồ tát Phổ Hiền, ... Nhiều pho được tạc cao hơn người thật như 8 pho tượng Kim Cương và Hộ Pháp, cao chừng 3 m, trang nghiêm phúc hậu. Phần lớn các tượng này đều được coi là có niên đại cuối thế kỷ 18. Một số tượng khác được tạc vào giữa thế kỷ 19. 

Đặt tour du lịch chùa Thầy, chùa Tây Phương cùng Du lịch Việt HN để khám phá nào!
Nguồn: Du Lịch Việt
Lịch trình
NGÀY 1 | HÀ NỘI – CHÙA THẦY – CHÙA TÂY PHƯƠNG – HÀ NỘI

06h00: Xe và HDV Du Lịch việt đón Quý khách tại điểm hẹn, khởi hành đi chùa Thầy.
07h40: Đến chùa Thầy (được xây dựng vào thế kỷ 15 đời vua Lý Nhân Tông), Quý khách vào thăm và vãn cảnh chùa gồm: hang Cắc Cớ, động Gió Trời, hang Thánh Hóa, chiêm ngưỡng 3 pho tượng diễn tả 3 kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Lễ hội chùa Thầy được tổ chức vào ngày 7/3 âm lịch hàng năm :
“ Nhớ ngày mùng 7 tháng 3,
Trở vào hội Láng trở ra hội Thầy”

09h30: Quý khách lên xe sang chùa Tây Phương.  
10h00: Tới chùa Tây Phương, Quý khách leo 237 bậc đá ong dẫn lên chùa. Chùa Tây Phương - một bảo tàng tượng Phật của Việt Nam với 87 pho tượng sơn son thiếp vàng đậm nét dân gian và chiêm ngưỡng 18 pho tượng La Hán nổi tiếng có từ thế kỷ 18. Đồng thời tìm hiểu nghệ thuật kiến trúc xây dựng ngôi chùa nổi tiếng của thời Hậu Lê hình chữ tam theo thuyết Âm Dương
11h00: Quý khách lên xe về làng cổ Đường Lâm -  Ngày nay, làng Đường Lâm vẫn giữ được hầu hết các đặc trưng cơ bản của một ngôi làng người Việt với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, chùa, miếu, điếm canh, giếng nước, ruộng nước, gò đồi….
 

12h00: Quý khách ăn trưa tại làng cổ.
13h30: Quý khách tự do dạo quanh làng cổ - Một khu làng Cổ trung du Bắc Bộ gồm rất nhiều nhà cổ, thăm làng Cam Thịnh, Cam Lâm - Làng thờ 2 Vua : Phùng Hưng và Ngô Quyền. Đến đây Quý khách sẽ được chiêm ngưỡng rặng Duối cổ. Quý khách sẽ được giới thiệu về cách làm tương – một đặc sản ngon không kém tương Bần – Hưng Yên.
16h00: Quý khách lên xe về Hà Nội. Trên đường về đoàn dừng chân mua đặc sản bánh sữa, các đặc sản từ sữa Ba Vì.
18h30: Về đến Hà Nội, chia tay Quý khách, kết thúc chương trình. Hẹn gặp lại đoàn trong một lộ trình mới.

Ngày khởi hành
STT Ngày khởi hành Đặc điểm Giá từ Số Chỗ
Dịch vụ bao gồm và không bao gồm
Ghi chú

GIÁ BAO GỒM 
- Bữa ăn theo lịch trình: 1 bữa x 120.000vnđ
- Xe du lịch đời mới, điều hòa, tiện nghi phục vụ suốt tuyến
- Vé thắng cảnh thăm quan theo chương trình ( mỗi điểm 01 lần). 
- Bảo hiểm du lịch 10.000.000vnd/trường hợp.
- HDV tiếng Việt nhiệt tình, kinh nghiệm. 
- Nước uống trên xe 02 chai/khách/ngày.

KHÔNG BAO GỒM 
- Đồ uống gọi thêm trong  bữa ăn. 
- Thuế VAT 10%